Để có được một khóa học thành công và hiệu quả, việc lập dàn ý tổng quan cho khóa học là cần thiết và dàn ý này nên được xây dựng dựa trên mục tiêu chính của khóa. Dàn ý nên xoay quanh những gì giảng viên muốn dạy và làm thế nào để truyền tải bài giảng đó cho học viên. Mỗi phần bài giảng nên đề cập tới một kỹ năng cụ thể mà giảng viên muốn giảng dạy.
Thực hiện theo các bước bên dưới để xây dựng cấu trúc sườn cho bài giảng một cách logic và hệ thống.
Tham Khảo Khóa Học Mẫu:
Giảng viên có thể tham khảo đề cương bài giảng từ các khóa học mẫu đã có sẵn trên hệ thống. Sau đó bắt đầu chỉnh sửa bài mẫu để tạo dàn bài cho khóa học của mình.
Hướng dẫn cách tham khảo khóa học mẫu
Tạo Khóa Học Của Riêng Bạn:
Một khóa học hoàn chỉnh nên có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết thúc.
1. Phần mở đầu (giới thiệu khóa học):
Đây là 15 phút đầu tiên trong khóa học của bạn. Mục tiêu của phần này là thúc đẩy và thu hút học viên tham gia học. Nên bắt đầu khóa học với những điểm sau:
- Bài (hoặc video) giới thiệu: Không nên dài quá 2-4 phút. Giảng viên nên giới thiệu mình là ai và giải thích lý do tại sao bạn là người phù hợp nhất để giảng dạy khóa học này. Trong phần này, giảng viên nên đặt đúng kỳ vọng cho học viên để họ nắm được những gì mình sẽ được học, và những gì họ có thể ứng dụng ngay được sau khi khóa học kết thúc.
- Lợi ích thấy ngay: Tạo giá trị ngay lập tức cho học viên trong 3 bài giảng đầu tiên của khóa học. Đây có thể là một bài tập hoặc các hoạt động phản ánh để học viên chuẩn bị cho khóa học hoặc thực hành những gì họ được học.
- Các bài giảng hướng dẫn: Giới thiệu chủ đề của khóa học trong 1-2 bài giảng ban đầu.
2. Phần nội dung chính:
Đây là phần chính trong khóa học, nơi bạn sẽ truyền đạt nội dung chính và đào tạo sinh viên về các kỹ năng liên quan. Phần giữa khóa nên bao gồm các modules, các video bài giảng, các hoạt động thực hành và tài liệu tham khảo khác:
- Các Modules: Tập trung vào việc truyền đạt một kỹ năng mới và có liên quan tới chủ đề chính trong từng module. Đảm bảo rằng tất cả các module cộng lại với nhau có thể cung cấp toàn bộ các kỹ năng mà khóa học hứa hẹn sẽ truyền tải cho học viên.
- Bài giảng: Một module học lý tưởng nên chứa từ 3–5 bài giảng. Nội dung nên bám sát vào 1 khái niệm cho mỗi bài, và nên tạo cơ hội cho học viên được rèn luyện và tiến bộ ngay sau mỗi bài. Thông thường, một video không nên dài quá 2–6 phút. Để tạo hiệu quả của video, hãy chọn định dạng thích hợp cho từng bài giảng dựa trên loại nội dung bạn muốn trình bày.
- Bài tập thực hành: Bao gồm ít nhất 1 hoạt động thực hành cho mỗi phần để học viên có cơ hội thực tập kỹ năng / nội dung của học phần đó. Khi khởi tạo đề cương khóa học, giảng viên có thể xem xét các dự án nhỏ cho học viên, các câu đố, bài tập khác nhau để giúp học viên thực hành và xây dựng kỹ năng cho bản thân dựa trên các kiến thức mà họ đã được học.
- Tài liệu tham khảo: Đừng quên bổ sung tài liệu tham khảo vào mỗi phần, VD: các danh sách, trang tính, bài giải mẫu, case study, ghi chú và các liên kết bổ sung.
3. Phần kết thúc:
- Kết thúc khóa học nên để cho học viên có cảm giác như được nhận quà và trao thưởng sau khi học. Học viên khi được khen thưởng sẽ cảm thấy hài lòng hơn và để lại nhiều đánh giá tích cực cho khóa học.
- Để có một kết thúc khóa học hiệu quả, giảng viên có thể đính kèm bài giảng cuối cùng những lời chúc mừng và khen thưởng, khiến cho học viên cảm thấy thích thú và để lại cho họ cảm giác đã hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.
- Kết thúc bài giảng cuối, giảng viên cũng có thể dành thời gian để tiếp thị cho các khóa học nâng cao và mở rộng khác của mình.
Bình luận
0 bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.